7 điều cần phải biết về tên miền Website

Khi xây dựng và phát triển một Website bất kỳ của cá nhân, doanh nghiệp nào đó thì vấn đề quan tâm đầu tiên đó là Domain Website. Bởi để truy cập vào bất cứ một Website nào, người dùng đều cần phải có địa chỉ, tên của website đó thì mới có thể truy cập nhanh chóng chính xác trang web cần tìm thông qua mạng Internet. Nhưng nhiều người vẫn còn chưa hiểu rõ về tên miền Website là gì? và còn nhầm lẫn nó với nhiều khái niệm liên quan khác. Vì vậy, bài viết này, sotayonline.vn sẽ chia sẻ đến bạn một số thông tin cơ bản về tên miền Website. Hãy cùng tìm hiểu nhé!.

Tìm hiểu về Hosting website

Tên miền Website là gì?

  • Tên miền Website có tên gọi tiếng anh là Domain Website 
  • Là tên địa chỉ trang web hoạt động trên mạng Internet, thay thế địa chỉ IP cho mỗi Website tương ứng. 
  • Là tên mà mọi người sử dụng để search trên các trình duyệt để truy cập vào một website bất kỳ nào đó. 
Tên miền Website là gì
Tên miền Website là gì
  • Nói một cách dễ hiểu hơn thì có thể hình dung rằng nếu website là một ngôi nhà thì Domain- tên miền chính là địa chỉ của ngôi nhà đó.
  • Ví dụ: địa chỉ IP thông thường là dãy số phức tạp 123.456.7.89 thì tên miền được tối ưu dễ nhớ hơn thành sotayonline.vn. 
  • Thay vì phải nhớ một chuỗi các dãy số dài và khó nhớ ấy thì giờ đây người dùng chỉ cần nhập domain name, tên miền Website vào trên trình duyệt là có thể truy cập được mà không cần phải nhập một chuỗi IP dài, khó nhớ đó.

Tại sao cần phải có tên miền Website?

Tên miền Website xuất hiện không chỉ đơn giản là việc thay thế các địa chỉ IP bằng các con số phức tạp khó nhớ với vai trò là một cái tên truy cập website có chủ đích dễ nhớ hơn thôi đâu. Mà ngoài ra tên miền Website còn là một phần quan trọng trong việc thiết kế tối ưu web, có tầm ảnh hưởng trong xây dựng và phát triển Website. Đặc biệt, Domain Website có sự liên quan mật thiết đáng kể đối với hoạt động kinh doanh trực tuyến của các doanh nghiệp hiện nay.

  • Nhận diện thương hiệu: Domain là một cách giúp người dùng dễ dàng nhận diện một trang web của một cá nhân hay doanh nghiệp nào đó. Bởi tên miền đại diện cho thương hiệu cho doanh nghiệp của bạn.
  • Dễ nhớ: Tên miền thường được chủ sở hữu chủ động đặt và đăng ký với những tên đơn giản, đặc biệt dễ nhớ, giúp người truy cập nhớ và chú ý hơn đến Website của bạn.
  • Tối ưu hoá SEO: Domain Website là một trong các tiêu chí góp phần tạo nên một Website chuẩn SEO, ảnh hưởng đến thứ hạng của doanh nghiệp bạn trên công cụ tìm kiếm Google. SEO tên miền bằng cách đặt tên website có liên quan đến nội dung của trang web, có từ khoá được tối ưu thì Website, các trang web càng được tăng cường thứ hạng, đứng top trong bảng xếp hạng tìm kiếm.
  • Bảo vệ thương hiệu: Mỗi một tên miền chỉ chỉ ứng với duy nhất một website, một doanh nghiệp nên sở hữu tên miền của riêng bạn giúp bảo vệ thương hiệu uy tín trên mọi trang tìm kiếm, ngăn chặn kẻ xấu sử dụng tên miền giống với mục đích lừa đảo, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và nhiều mục đích khác.
  • Dễ dàng quản lý: Khi sở hữu một tên miền cho riêng riêng cũng đồng nghĩa rằng bạn hoàn toàn có quyền kiểm soát và quản lý nội dung trên Website của mình một cách hợp lý dễ dàng. 

Đây chính những lý do tại sao các Website nên có tên miền. Hay nói cách khác đây cũng chính là tầm quan trọng của Domain Website đối với một cá nhân hay doanh nghiệp nào đó trong lĩnh vực Marketing Online, bán hàng kinh doanh dựa trên nền tảng mạng Internet hiện nay.

Cấu trúc của tên miền Website

Cấu trúc tên miền Website là một chuỗi các ký tự bao gồm: Tên Website + Tên miền, ngăn cách với nhau bằng dấu chấm “.”, bắt buộc phải có dấu chấm “.” trước Tên miền.

Cấu trúc tên miền Website

Ví dụ : sotayonline.vn là tên miền của Website Sổ tay Online – Kênh chia sẻ kiến thức về Marketing Online . Trong đó, “sotayonline” là tên website, “ .vn” là Tên miền.

Lưu ý mỗi website sẽ có một tên miền riêng biệt tương ứng được chọn mua, đăng ký và xác nhận sở hữu chứ không phải một tên miền có thể dùng chung cho nhiều trang web của nhiều đơn vị.

Nguyên tắc đặt tên miền Website chuẩn

Nguyên tắc đặt tên miền Website

Tên miền Website được đặt theo một nguyên tắc chung nhất định như sau:

  • Tối đa 63 ký tự
  • Chỉ được sử dụng các ký tự trong bảng chữ cái từ a đến z không phân biệt chữ hoa hay chữ thường, các con số từ 0 đến 9 và ký tự dấu chấm (.), dấu gạch ngang (-)
  • Lưu ý tên miền website không được sử dụng các ký tự đặc biệt như @, *, !, #, …và khoảng trắng.
  • Dấu chấm (.) và dấu gạch ngang (-) không được sử dụng ở vị trí bắt đầu hoặc kết thúc của tên miền website
  • Dấu chấm (.) đặt giữa tên Website và Tên miền. Ví dụ: abc.com; website11.vn
  • Dấu gạch ngang (-) có thể dùng phân cách trong tên của Website. Ví dụ: a-b-c.com; website-11.vn
  • Tên miền chưa được đăng ký sử dụng bởi một cá nhân, doanh nghiệp hay bất kỳ tổ chức nào
  • Đảm bảo tên miền trang web được đặt đúng cấu trúc phân theo từng lĩnh vực hoạt động
  • Không có các cụm từ vi phạm đạo đức xã hội, thuần phong, mỹ tục của dân tộc hay xâm phạm đến chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia.
  • Rõ ràng, nghiêm túc, không gây hiểu nhầm, nhầm lẫn hoặc xuyên tạc sử dụng với mục đích xấu.

Tiêu chí lựa chọn tên miền Website bán hàng chuẩn

Các tiêu chí lựa chọn đặt tên miền website doanh nghiệp đạt chuẩn chất lượng:

  • Đặt tên miền ngắn gọn nhất có thể nhưng vẫn đảm bảo có tính đặc trưng thương hiệu riêng
  • Ấn tượng dễ nhớ liên quan đến lĩnh vực hoạt động 
  • Nếu có thể hãy tối ưu tên miền Website bằng cách chọn tên có chứa từ khoá liên quan mật thiết đến thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
  • Cần tuân thủ các nguyên tắc đặt tên theo quy định chung
  • Dễ đọc, dễ phát âm, dễ nghe không gây nhầm lẫn

Tham khảo nhà cung cấp tên miền & Hosting tốc độ cao giá rẻ

Phân loại tên miền Website phổ biến

Hệ thống phân giải tên miền (DNS) 

Domain Name System được hiểu là hệ thống phân giải tên miền, cho phép thiết lập một liên kết giữa một tên miền với một IP máy chủ. 

DNS là một hệ thống chuyển đổi các tên miền website mà chúng ta đang sử dụng, ở dạng một địa chỉ IP dạng số sang một tên miền website đã được đăng ký tương ứng và ngược lại. 

Hệ thống phân giải tên miền Website
Hệ thống phân giải tên miền Website

Sự chuyển đổi tối ưu này giúp người dùng dễ dàng truy cập vào Website, chỉ đơn giản là nhớ những ký tự tên miền được đặt và đăng ký có chủ đích từ trước mà không cần phải nhớ đến địa chỉ IP bằng những con số ràng buộc khó nhớ.

Giống như trong danh bạ điện thoại của bạn thay vì chọn nhớ một dãy số phức tạp thì bạn chỉ cần nhớ tên người sở hữu số điện thoại đó và tìm kiếm theo tên đó là có thể tìm ra người muốn liên hệ rồi.

Nếu tên miền chưa được tối ưu, muốn truy cập vào một website người ta phải gõ một dãy số IP khó nhớ rườm rà và đây là điều không ai muốn làm cả.

Tên miền cấp cao nhất (TLD)

  • Top Level Domain viết tắt là TLD tạm dịch là tên miền cao cấp nhất
  • Trong cấu trúc tên miền Website nó là phần cuối của tên miền website, hay nói cách khác, TLD là những ký tự phía sau dấu chấm cuối cùng của một tên miền.

Ví dụ: trong tên miền của website Sổ tay Online sotayonline.vn, thì TLD (tên miền cao cấp nhất) là “.vn”

  • TLD chủ yếu được phân thành hai loại chính là TLD chung phổ biến nhất và TLD dành riêng cho mỗi quốc gia.
Top Level Domain tên miền Website
Top Level Domain tên miền Website

ccTLD

  • ccTLD tên ngắn gọn của Country-code top-level domain tên miền cao cấp nhất phân theo quốc gia. 
  • Chúng thường được ký hiệu bằng 2 chữ cái đại diện cho chữ viết tắt của các quốc gia tương ứng, là mã dành cho các quốc gia có tham gia Internet.
  • Ví dụ như: mã tên miền Website của Việt Nam là .vn, mã của Hoa Kỳ là .us, …

gTLD

  • Là loại Top Level Domain phổ biến nhất thuộc loại chung phân chia theo lĩnh vực hoạt động chủ yếu của Website. 
  • gTLDs bao gồm các mã như .com ( dành cho các cá nhân hoặc doanh nghiệp), .org ( dành cho các tổ chức phi chính phủ hoặc phi lợi nhuận), .net ( dành cho nhà cung cấp dịch vụ web, net) và .info, … tất cả đều được sử dụng rộng rãi trên web.

sTLD

  • Đây là những tên miền Website mã tên miền được tài trợ bởi một đại diện cho cộng đồng. 
  • sTLD bao gồm các chính phủ, tổ chức giáo dục, hiệp hội, bảo tàng, dịch vụ liên bang và những tổ chức khác.
  • Điển hình của sTLD là .gov, .edu, .mil, .int và .coop. 

Tên miền Website hoạt động như thế nào?

Tên miền Website hoạt động khi đã được đăng ký chính chủ hợp lệ. Tên miền và Hosting luôn song hành với nhau. Và muốn một website hoạt động thì bắt buộc phải có Domain và Hosting.

Hiểu ngắn gọn ở đây Hosting là không gian lưu trữ, duy trì và chia sẻ trực tuyến tất cả các dữ liệu trên website. Nó không chỉ giúp website hoạt động ổn định để người dùng có thể truy cập vào các trang web mà còn đảm bảo các trình duyệt luôn được an toàn và hạn chế tối đa sự tấn công của các mã độc hại.

Tìm hiểu thêm về Hosting Website tại đây

Nếu website là một ngôi nhà tiện nghi thì tên miền chính là địa chỉ của ngôi nhà đó và Hosting chính là ngôi nhà chứa bao gồm tất cả những thứ bên trong ngôi nhà đó, nơi chứa tất cả nội dung thông tin website.

Thanh URL trên đầu trình duyệt web chính là thanh địa chỉ. Đó là nơi người dùng có thể nhập tên miền Website để truy cập đi đến một trang web nhất định.

Tất nhiên rằng khi tạo một trang web, chủ sở hữu sẽ đặt tên miền và đăng ký để trỏ đến máy chủ, để khi mọi người muốn tìm đến trang web đó thì họ có thể nhập tên miền và nó sẽ đưa họ đến đúng trang web cần tìm.

Domain Website cũng có khả năng chuyển hướng trong trường hợp người truy cập gõ sai lỗi chính tả, gõ tắt thì họ cũng sẽ được chuyển hướng đưa đến một tên website khác hợp lệ hơn. 

Đăng ký tên miền Website có mất phí không?

Tên miền Website có tầm quan trọng ảnh hưởng lớn đến việc hoạt động và phát triển của một Website và nó mang đến nhiều giá trị lợi ích tuyệt vời.

Là người đang muốn gia nhập vào đường đua của mạng Internet, muốn tạo lập một Website bạn nên cần sở hữu riêng cho mình một tên miền cá nhân, doanh nghiệp hay một thương hiệu mà bạn muốn kinh doanh, … hoặc tùy thuộc vào mục đích nhu cầu của bạn.

Bạn có thể sử dụng tên miền và hosting để xây dựng một website bán hàng, blog cá nhân, … mang chính tên hay thương hiệu độc nhất của riêng mình và không ai có thể đăng ký được trong tương lai.

Sở hữu một tên miền cho riêng mình cũng giúp bạn trở nên chuyên nghiệp hơn. Bạn có thể sử dụng domain mà bạn đã đăng ký để làm email tên miền và sử dụng chữ ký email.

Nhưng câu hỏi đặt ra là đăng ký tên miền có mất phí không? Thì câu trả lời là cũng tùy vào tên miền bạn muốn lựa chọn là loại nào? Bởi cũng có tên miền được đăng ký free và nhiều tên miền Website bắt buộc đăng ký phải mất phí gia hạn.

Tên miền Website free cũng được lựa chọn nhiều và tất nhiên cũng có nhiều điểm hạn chế và muốn nâng cấp trải nghiệm tốt hơn thì bắt buộc phải trả phí định kỳ để duy trì hoạt động. Do đó tuỳ vào mục đích nhu cầu sử dụng của bạn của doanh nghiệp mà chọn tên miền Website phù hợp và đăng ký gia hạn định kỳ để website duy trì hoạt động và phát triển tốt nhất và đem đến chất lượng vượt trội nhất.

Tham khảo nhà cung cấp tên miền & Hosting tốc độ cao giá rẻ

Tổng kết 

Như vậy, trên đây Sổ tay Online đã tóm lược được 7 điều cơ bản về tên miền Website cần phải biết cho các cá nhân hay doanh nghiệp đang muốn tạo website, tham gia vào đường đua của mạng Internet, phục vụ cho nhu cầu cá nhân, kinh doanh bán hàng, marketing online.

Hy vọng bài viết chia sẻ này sẽ hữu ích đến bạn đọc. Nếu còn có vấn đề gì thắc mắc liên quan đến chủ đề về Tên miền Website, hãy để lại bình luận phía dưới để được Sổ tay Online hỗ trợ nhé!

Đừng quên lưu lại website sotayonline.vn này và theo dõi kênh Youtube Thiện OBM để tham khảo nhiều hơn về kiến thức Marketing Online nhé. 

Tạm biệt và hẹn gặp lại ^.^

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *